Phào chỉ trở thành cái tên quen thuộc trang trang trí nội thất sang trọng, đẳng cấp. Khi nhắc đến phào chỉ trang trí thì không thể không nhắc tới phào chỉ Pu bởi đây là vật liệu tích hợp nhiều tính năng ưu việt như: nhẹ, mỏng, dẻo dễ dàng thi công... Và để giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết và hiểu hơn về dòng phẩm cao cấp này, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp một cách đầy đủ.
1. Định nghĩa phào chỉ Pu?Ưu điểm của phào chỉ Pu?
2. Ứng dụng của phào chỉ Pu
3. Phân loại phào chỉ Pu
4. Kỹ thuật thi công phào chỉ Pu
5. Một số công trình phào chỉ Pu đẹp
Định nghĩa phào chỉ Pu
Phào chỉ Pu là loại phào được làm bằng chất liệu nhựa Polyurethane cao cấp với những tính năng nổi bật như: dẻo, bền đẹp, an toàn khi sử dụng cho gia đình, dễ dàng thi công, bề mặt hoàn hảo và cho thời gian sử dụng lâu hơn. Vì vậy, phào chỉ Pu đang được các kiến trúc sư thổi hồn vào thiết kế cho các biệt thự, lâu đài hiện nay.
Ưu điểm phào chỉ Pu
Phào chỉ Pu rất sang trọng mang phong cách Châu Âu, mẫu mã và kiểu dáng phong phú với mọi chủng loại từ phào trơn, phào hoa văn, họa tiết, phù hợp cho nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau nhất là ở các công trình thiết kế cao cấp.
Được cải tiến từ nguyên liệu cao cấp Polyurethane nên sản phẩm có tính đàn hồi cao, khả năng dãn nở tốt không bị hư hại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam. Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống chịu nước nước và các yếu tố môi trường, chống va đập tốt, đồng thời không bị bạc màu, ố vàng gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa, phào chỉ Pu có chứa than hoạt tính, khử mùi hôi khó chịu, ẩm mốc trong nhà bạn, mang đến không gian vừa thoáng mát vừa an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Ứng dụng của phào chỉ Pu
Với tính năng dẻo không quá cứng nên phào chỉ Pu có thể dễ dàng uốn cong khi trang trí nội thất gia đình nhất là ở những chi tiết hình vòm hay trang trí cho cột trụ trong nhà. Ngoài ra, sản phẩm còn được sử dụng để trang trí cho những không gian nội thất cổ điển hoặc tân cổ điển có những chi tiết cần điểm nhấn, uốn cong trong không gian có hình vòm.
Phân loại phào chỉ Pu
Phào chỉ là vật liệu trang trí nội thất không thể thiếu cho mọi không gian đẹp. Tùy vào mục đích sử dụng mà chọn loại phào chỉ Pu phù hợp. Phào chỉ Pu có thể dùng được tất cả các vị trí trong ngôi nhà bạn, dựa vào vị trí đó, có thể phân loại như sau:
Phào Pu bao gồm: phào cổ trần, phào cấp hắt, phào cấp kín, phào trong máng hắt.
- Phào cổ trần: Bo phần giao nhau giữa trần và tường
- Phào cấp hắt: trang trí phần trần có đặt đèn hắt
- Phào cấp kín: trang trí phần trần thạch cao và trần bê tông giao nhau nhưng không đặt đèn cấp hắt
- Phào trong cấp hắt: là phào bên trong phào cấp hắt, nơi tiếp nhận ánh sáng từ đèn hắt tạo cảm giác sâu hơn và lung linh hơn.
Còn đối với chỉ Pu cũng được phân loại cụ thể như sau: chỉ khung trần, chỉ bo đáy, chỉ khung tranh, chỉ lưng tường, chỉ chân tường.
- Chỉ khung trần: dán trên trần (dùng để trang trí trần)
- Chỉ bo đáy: Bo đáy của phào cấp hắt, phào cấp kín, tránh khe hở giữa các phào, thích hợp cho trang trí trần.
- Chỉ khung tranh: tạo thành khung tranh theo bố cục phù hợp với các diện tường. Sử dụng chỉ khung tranh để trang trí tường, điểm nhấn cho diện tường
- Chỉ lưng tường: phân hai cấp khung tranh trên và khung tranh dưới
- Chỉ chân tường: Bo theo phần chân tường của từng không gian
Kỹ thuật thi công phào chỉ Pu
Kỹ thuật thi công phào chỉ Pu cũng tương tự như thi công phào chỉ thạch cao, thực hiện tuần tự các bước sau:
Bước 1: Chọn loại phào phù hợp với không gian
Với diện tích căn phòng hẹp, giản dị, hiện đại nên chọn phào trơn, hoa văn nhẹ nhàng. Còn đối với những biệt thự, lâu đài, khách sạn theo phong cách cổ điển hay tân cổ điển thì nên chọn phào chỉ Pu kích cỡ lớn, nhiều hoa văn, chi tiết trang trí để căn phòng không còn cảm giác trống trải, điểm nhấn độc đáo hơn.
Bước 2: Thi công
Đặc tính của phào nhựa Pu tương đối mềm nên bạn có thể dùng vít để thay thế cho súng bắn đinh bê tông. Tiếp đến công đoạn cắt phào, đây là khâu rất đơn giản bạn chỉ cần đo kích thước của vị trí cần thi công phào chỉ Pu, sau đó dùng máy cắt (chú ý cắt phào phải là máy cắt có khả năng nghiêng 45 độ và cắt nghiêng để đảm bảo diện tích nối lớn nhất khi tiếp giáp).
Thực hiện bôi keo vào mặt sau và cạnh tiếp giáp cũng như góc nối. Dùng đinh bê tông hoặc vít cố định thanh phào, lưu ý đến độ phẳng của trần và tường vì nó quyết định đến độ phẳng của phào, chỉ. Dùng súng bắn keo để bề mặt phào chỉ luôn sạch sẽ, tránh bôi lem nhem làm mất đi tính thẩm mỹ. Dàn đều keo bằng một thanh gạt để góc nối được khít hơn, bạn có thể dùng dao trổ cắt những phần keo tràn ra bề mặt sản phẩm.
Trám các vết đinh hoặc vít và ghép góc bằng bột bả trộn sơn trắng, khi khô bạn có thể dùng giấy ráp xoa nhẹ bề mặt chỗ chấm vá. Ngoài ra, để giúp cho phào giữ màu tốt và tăng độ bền bạn có thể quét lên bề mặt một nước sơn trắng 5 trong 1.